Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

Tiểu sử nhiếp ảnh gia Huỳnh Tâm


Art de photo Huynh Tam
Journaliste : Ghislain Ripault
Né en 1948 à Ninh Hoa,  Khanh Hoa ( Sud Viet Nam ), Huynh Tam a beaucoup exposé dans son pays, obtenant des récompenses et publiant en revues et en albums ( 1970 et 1972 ) . Professionnel, il a réalisé des reportages sur la société. Il  tirait toujours en noir et blanc; trop chère, la couleur n'était utilisée que pour des couvertures, et la qualité de l'impression était plutôt médiocre .

Đích Thực Cơ Khí

          Bảnh 120 tác phẩm. Mở đường trong bộ môn nghệ thuật nhiếp ảnh vKhoa Học và Kỹ Thuật. Nhữngt sáng tạo mới được công nhận toàn bộ Huy Chương Đồng Liên Hoannh Nghệ Thuật Quốc Tế tại Pháp Quốc 08/06/1986. Lần đầu tiên Âu Châu vinh danh nghệ thuật ảnh Việt Nam. Ngoài ra Cơ Khí Đích Thực tiếp nhận 1 Huy Chương Vàng Liên Hoan Ảnh Nghệ Thuật và 1 Giải Nhất Liên Hoan Ảnh Mùa Xuân tại Sài Gòn Việt Nam.
          Schào đời tác phẩm Cơ Khí Đích Thực tại Trung tâm thép Thủ Đức, Sài Gòn vào lúc 9 giờ sáng với tốc độ 30 và khẩu độ 11.
          Toàn bộ ảnh hiện lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Bến Mê

          Bến Vân Đồn, vào mội buổi trưa nắng Hạ, con thuyền đỗ dưới chân cầu, vì thuyền không có bến cố định, tìm bến đậu còn khó hơn một ước mê, thân phận con thuyền nan cũng chính là chủ nhân không có tương lai, một kiếp sống quá đỗi mịt mờ sống trên mặt nước.
          Sáng tác vào lúc 14 giờ trưa với tốc độ 250 và khẩu độ 16. Ngày 25/01/1978.
          Toàn bộ ảnh hiện lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Phòng Tuyến TP.HCM

Ngày 18/03/1980. Cuộc chiến tại biên giới Việt Nam và Trung Hoa vào ngày 19/02/1979. Đã khẩn định Trung Hoa chiếm đất của Việt Nam quá nhiều, nhất là mất những cao điểm thiên nhiên có tầm cở chiến lược phòng thủ biên giới quốc gia và tụ điểm kinh tế biên giới. Sau khi cuộc chiến đã tàn Việt Nam mới khởi công xây đắp tuyến phòng thủ phía Nam Việt Nam. Một việc làm đã quá muộn màn của chế độ CSVN. Mất đất, mất nhà mới chịu đề phòng đất kẻ cướp.

Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Xe Thổ Mộ

          Ngày 19/02/1970. Những làng mạc xa phải đi qua một giao điểm của bốn con lộ đất. Từ đó Chợ Ma xuất hiện tại Cần Giuộc, không biết Chợ Ma có từ bao giờ, có người nói vào thời Pháp thuộc. Người dân di chuyển phương tiện duy nhất bằng Xe Thổ Mộ. Chợ Ma sinh hoạt từ 12 giờ đêm cho đến 4 giờ sáng mới tan chợ, sau đó trả lại cho không gian một khu đất vắng vẻ.

          Sáng tác với tốc độ 30 và khẩu độ 11 vào lúc 4 giờ sáng Film 2.000 asa.
          Bộ ảnh phóng sự nghệ thuật được lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Cầu Nguyện

          Mỗi ngày Đại Đức Thích Thanh Trì cầu nguyện đất nước an ninh. Hy vọng người dân cộng hưởng thái bình. Nhưng chiến tranh vẫn tung hoành không kiên sợ tiếng dân kêu oán thán. Đất nước của bạo lực bất tùng lòng người cầu nguyện !
          Sáng tác tự nhiên vào lúc 17 giờ chiều, với tốc độ 30 và khẩu độ 11. Ngày 07/10/1971 tại Cần Thơ miền Nam Việt Nam.
          Bộ ảnh phóng sự xã hội nghệ thuật được lưu trữ tại Musée Français De La Photographie.
Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Hành Trình Cuộc Đời

          Tác phẩm Ảnh nghệ thuật tại huyện Mũi Né tỉnh Phan Thiết. Cho ra đời một Hành Trình Cuộc Đời. Dấu ấn muôn thuở nghèo khổ của con người, nhất là Mẹ và Con cùng đi qua và sống trên mãnh đất này.
Ghi  lại vào lúc 7 giờ sáng với tốc độ 125 và khẩu độ 11. Ngày 20/ 01 /1974.
          Mẹ Con Cùng Đi Học Trường Đời được triển lãm khắp nơi trên thế giới .
          Tác phẩm này lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Kéo Con Vó

Rạch Ông quận 5 Chợ Lớn Sài Gòn. Đời sống kinh tế của người dân xuống thấp, bỗng Kéo Con Vó xuống hiện, vốn đã mai một từ khi dân di cưa Miền Bắc lập nghiệp ở đây vào năm 1955.
          Sáng tác lúc 16 giờ chiều với tốc độ 60 và khẩu độ 11 vào ngày 10/05/1976.
          Bộ ảnh nghệ thuật đã triển lãm khắp nơi trên thế giới và nay lưu trữ tại Musée Français De La Photographie.
Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Viễn Tượng Nào Cho Tuổi Thơ

          Như mỗi ngày trước trường tiểu học Trần Hưng Đạo quận I Sài Gòn.
Ai cũng thấy em bé hành nghề vá xe đạp để độ nhật. Cảnh tượng tuổi thơ Việt Nam sống ngoài lề đường như một phê phan xã hội. Một du khách nói rằng: Đây mới thực tại viển thượng Việt Nam.
          Sáng tác vào buổi sớm 8 giờ với tốc độ 125 và khẩu độ 11. Ngày 10/ 05/1980.
          Bộ ảnh phóng sự nghệ thuật hiện lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm

Mẹ Thương Con Khốn Khó

          Thương phế binh chứng nhân Lịch-sử Chiến Tranh Việt Nam 30/04/1975. Hơn 25 năm chiến tranh tàn phá, viết vào trí tuệ, nhân lực và vật chất những nỗi đau thương khốn cùng. Kẻ thắng người thua không tìm ra hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Mẹ nhìn chân dung người con thương binh quá đổi đau lòng, trái lại những người con chiến thắng trí tuệ điên cuồng hơn, tất cả đều bệnh một thứ thù hận không hòa giải !
          Sáng tác tại Bình Đông quận 5 Chợ Lớn Sài Gòn với tốc độ 30 và khẩu độ 11. Ngày 10/06/1976.
          Bộ ảnh phóng sự chiến tranh lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Mẹ Bắc, Trung, Nam

Nào ai có biết sau 1975, gần chợ Gò Vấp Gia Định. Có một trại cải tạo phụ nữ lớn tuổi, họ là những người mẹ của lính QLVNCH được tập trung về đây. Trước xúc động ống kính có 3 chân dung Mẹ Bắc, Trung, Nam cùng chung tâm sự về đất nước xứ sở. Từ ấy, Mẹ mất trí và ngơ ngác trước cảnh con đi học tập cải tạo không định ngày về v.v....
          Ống kính từ xa, với tốc độ 125 và khẩu độ 16. Ngày 01/ 09/ 1978.
          Bộ ảnh phóng sự nghệ thuật lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Một Chương Giáo Lý Phật Giáo

          Chùa Một Cột, Thủ Đức, một buổi chiều nhà sư ngồi dưới mái hiên đọc một chương giáo lý nhà Phật. Vị sư trụ trì cho biết: ‒ Sau khi tản cư vào Nam năm1954, nhớ cảnh, nhớ quê Hà Nội nên lấy mẫu kiến trúc lập chùa một Cột Thủ Đức.
          Sáng tác vào lúc 16 giờ chiều, với tốc độ 60 và khẩu độ 16. Ngày 29/02/1970.
          Bộ ảnh nghệ thuật lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Vượt Qua Để Sống

          Một lần hứa hẹn với đàn bò hãy vượt qua bên kia là vùng của cỏ để sống.
          Sáng tác vào buổi sớm 8 giờ với tốc độ 250 và khẩu độ 16. Ngày 15/04/81. Tại Mũi Né, Phan Thiết.
          Bộ ảnh nghệ thuật lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm

Trầu Cau

          Trầu Cau, hình ảnh đất nước thanh bình, đời sống đẹp nhất dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
          Sáng tác vào lúc 14 giờ trưa với tốc độ 250 và khẩu độ 16. Ngày 02/01/1963.
          Toàn bộ ảnh hiện lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Em Suy Nghĩ Những Gì

          Em chào đời trần truồng từ ngày 30/04/1975 đến nay 25/10/1982 (8 tuổi). Chưa biết buồn phiền ai, nay mới bắt đầu suy nghĩ về Cha Mẹ hay Nhà Nước nghèo ?
          Sáng tác vào lúc 15 giờ chiều với tốc độ 60 và khẩu độ 11. Ngày 25/10/1982.
          Toàn bộ ảnh hiện lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Tuổi Trẻ Việt Nam Đứng Trước Con đường Cụt Của Chế Độ

          K Sư Cơ Khí, dùng vào việc dẫn thủy trị nước phèn tại kinh tế mới Lê Minh Xuân, anh ngơ ngác nói: "‒ Tôi không thể nào ngưỡng mộ chế độ này".
          Phóng sự nghệ thuật, ghi vào lúc 10 giờ sáng với tốc độ 125 và khẩu độ 11. Ngày 25/10/1982.
          Bộ ảnh phóng sự nghệ thuật được lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Bến Đò Hẩm Hiu

          Sau ngày 30/4/1975. Không còn ai đến bến đò này vì dân Sài Gòn và vùng phụ cận phải tuân lệnh của nhà nước Cộng Sản Việt Nam, đi đến một vùng đất khô cằn cõi, cây cỏ cũng không thể sống được. Người ta gọi là vùng kinh tế mới Lê Minh Xuân v.v... Chế độ cho biết đây là một đặc ân cho dân Sài Gòn.
          Ghi lại vào lúc 17 giờ chiều với tốc độ 60, và khẩu độ 11.
          Bộ ảnh phóng sự nghệ thuật được lưu trữ tại Musée Français De La Photographie.
Nhiếp ảnh gia: Huỳnh Tâm

Một Góc Chợ Đồng Xuân Hà Nội

          Trên đường vượt biên từ Sài Gòn lên Lào Cai để vào Trung Quốc, chúng tôi được dịp tạm trú Hà Nội 3 hôm, thấy cảnh sơ xác lầm than giữa thủ đô Hà Nội. Không muốn thấy cũng phải thấy những mầm non của đất nước bơ phờ !
          Ghi nhanh vào lúc 10 giờ sáng, với tốc độ 125 và khẩu độ 16. Hà Nội Ngày 20/ 12/ 1977.
          Bộ ảnh phóng sự nghệ thuật lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .

Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Đan Lưới Cá Hồi




          nh nghệ thuật, ghi vào lúc 14 giờ chiều với tốc độ 60 và khẩu độ 11. Hòn Khói, Ninh Hòa, ngày 25/10/1982
          Bộ ảnh phóng sự nghệ thuật được lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Gặp Tàu Ma

     
T nay thuyền to, ghe nhỏ đánh cá gần bề, ra khơi gặp phải tàu ma (Hải quân Trung Hoa). Nhiếp anh gia Cao Đàm đã từng cảnh báo qua tác phẩm ( Con Tàu Ma ) .
Ảnh nghệ thuật xã hội, ghi lúc 09 giờ sáng với tốc độ 250 và khẩu độ 11. Tuy Hòa, ngày 22/1/1982.
Bộ ảnh phóng sự nghệ thuật được lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Tảo Tần

          Sau cuộc chiến kẻ thắng người thua, riêng con tàn phế Mẹ già mót lúa nuôi con.
          Ảnh nghệ thuật xã hội, ghi lúc 10 giờ sáng với tốc độ 60 và khẩu độ 11. Ninh Hòa, ngày 23/11/1982.
          Bộ ảnh xã hội triển lãm tại Musée Français De La Photographie .
Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Đồi Cát Mũi Né


          Q anh trèo đèo lội suối băng rừng còn để lại dấu chân. Không bằng chúng em vượt đồi cát qua nhà thăm anh.
          Ảnh nghệ thuật, ghi vào lúc 08 giờ sáng với tốc độ 250 và khẩu độ 11. Mũi Né, Phan Thiết, Vietnam. Ngày 21/4/1971.
          Bộ ảnh phóng sự nghệ thuật được lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Đạng Vô Tình

C nhà di tản từ vùng chiến trường Bắc Tây Nguyên 1972. Trên đường đi em vô tình chạm phải một trái phá, may nhờ có Quân Y của VNCH cứu lấy cánh tay.
          Phóng sự, ghi nhanh lúc 10 giờ sáng với tốc độ 60 và khẩu độ 11. Ngày 20/12/1972.
          Bộ ảnh phóng sự nghệ thuật được lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Thả Diều

         
T chơi thả diều xa xưa lắm, nào ai biết có từ bao giờ, cái thú vui của thiếu nhi và làm diều không tốn tiền cũng dễ làm, còn nhợ chỉ xin Mẹ.
          Chú ơi, chiều nay gió lộng con diều của cháu bay cao nhất .
Ghi nhanh vào lúc 16 giờ chiều với tốc độ 125 và khẩu độ 11. Ngày 12/07/1970.
          Bộ ảnh phóng sự nghệ thuật được lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Thảo Cầm Viên Sài Gòn

          Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Một thời nên thơ cái tuổi ướm lòng yêu .
          Ảnh nghệ thuật cho tuổi yêu, ghi vào lúc 15 giờ chiều với tốc độ 60 và khẩu độ 11. Ngày 06/01/1970 DL.
          Bộ ảnh phóng sự nghệ thuật được lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Kinh Tế Miền Nam Trước 1975

          N máy giấy Bến Vân Đồn sản xuất và cung cấp cho cả Miền Nam, nhất là khâu làm vở học trò, trong chương trình khuyến học của chính phủ VNCH.
          Phóng sự ảnh nghệ thuật, ghi vào lúc 16 giờ chiều với tốc độ 125 và khẩu độ 11. Ngày 20/12/1970.
          Bộ ảnh phóng sự nghệ thuật được lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Trái Tim Sài Gòn Ngưng Đọng

          Ngày 30/04/1975. Trái tim Sài Gòn ngưng đọng, hầu như mọi sinh hoạt xáo trộn và tinh thần mất hết mọi dự phóng cho tương lai !
          Ngày lịch sử này, có kẻ vui, kẻ buồn, nào là người về đoàn tụ với gia đình và nhiều người biệt ly xứ sở quê hương, một cuộc ly tán lớn nhất từ cổ chí kim.
          Phóng sự nghệ thuật tại công viên Nguyễn Huệ, Lê Lai, trước mặt Hạ Nghị Viện VNCH và Tòa Đô Chính Sài Gòn. Ghi lại vào lúc 14 giờ trưa với tốc độ 30 và khẩu độ 11. Ngày 30/04/1975.
          Bộ ảnh phóng sự nghệ thuật được lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Vựa Lúa Cà Mâu

          Vựa lúa Cà Mâu bốn bề bao la bát ngát, lại có đất phù sa bồi đắp phì nhiêu, đời sống của dân không lo nhiều, hầu dư ăn, dư để mỗi năm.
          Phóng sự nghệ thuật, ghi nhanh lúc 14 giờ chiều với tốc độ 125 và khẩu độ 11. Ngày 20/03/1971.
          Bộ ảnh phóng sự nghệ thuật được lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Nhà Nước Chủ Nghĩa Xe Đạp

          Sau ngày 30/04/1975. TP. Hồ Chí Minh có trên 2 triệu xe đạp. Việt Nam đứng đầu Thế Giới sử dụng xe đạp làm phương tiện di chuyễn mỗi ngày.
          Phóng sự xã hội ghi vào lúc 09 giờ sáng với tốc độ 125 và khẩu độ 11. Ngày 14/04/1982.
          Bộ ảnh phóng sự nghệ thuật được lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Cố Đô Huế

          Cu Đô Nhà Nguyễn (Huế). Sau chiến tranh Mậu Thân ( 1968 ) thành nội tiêu điều, san bằng một phần kiến trúc và lưu vật ( Cành Vàng Lá Ngọc ) trong điện Tông Nhân Phủ cũng biến mất.   
          Phóng sự chiến tranh, ghi nhanh vào lúc 10 giờ sáng với tốc độ 125 và khẩu độ 11. Ngày 15/02/1969.
          Bộ ảnh phóng sự nghệ thuật được lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Cỏ Vê

          Sau ngày 30/04/1975. Rất nhiều Sinh Viên tự bỏ học đi Thanh Niên Xung Phong thay cho cỏ vê, một hình thức phấn đấu vì gia đình hơn là xung phong nghĩa vụ.
          Phóng sự xã hội ghi vào lúc 11 giờ sáng với tốc độ 60 và khẩu độ 11 trái sáng. Ngày 12/08/1977.
          Bộ ảnh phóng sự nghệ thuật được lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Một Trong Những Huyết Mạch Kinh Tế Sài Gòn

          Bến Bình Đông huyết mạch đường sông, lưu thông từ Sài Gòn đến Lục Tỉnh Miền Nam, ghe thuyền chuyên chở lúa gạo về trung tâm dự trữ Quốc gia.
          Phóng sự lương thực Miền Nam, vào lúc 10 giờ sáng với tốc độ 60 và khẩu độ 11. Ngày 24/01/1971.
          Bộ ảnh phóng sự nghệ thuật được lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Trái Cây Cần Thơ

          Cần Thơ trù phú, một gốc chợ bán trái cây đủ loại của Miền Lục Tỉnh.
          Phóng sự xã hội vào lúc 12 giờ trưa với tốc độ 250 và khẩu độ 16. Ngày 05/11/1972.
          Bộ ảnh phóng sự nghệ thuật được lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm

Tương Lai Đi Về Đâu

          Huyện Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh, Cha Mẹ quá nghèo học hành việc nhỏ, bỏ học việc lớn, các em phải đi mò Nghêu, Hến để phụ kinh tế cho gia đình.
          Phóng sự xã hội vào lúc 08 giờ sáng với tốc độ 60 và khẩu độ 11. Ngày 23/12/1981.
          Bộ ảnh phóng sự nghệ thuật được lưu trữ tại Musée Français De La Photographie .
Nhiếp Ảnh Gia: Huỳnh Tâm